THAM KHẢO DU LỊCH

logo
quang cao
Nổi Bật

8 Sinh Vật Kỳ Lạ Dưới Đáy Đại Dương

(Thamkhaodulich) - 8 loài sinh vật kỳ lạ ẩn nấp dưới đáy đại dương có thể bạn chưa biết.  Con người biết nhiều về mặt trăng hơn là đại dương sâu thẳm, n....

Tham Khảo Du Lịch - Top du lich, phụ nữ, đồ ăn: , ...

8 loài sinh vật kỳ lạ ẩn nấp dưới đáy đại dương có thể bạn chưa biết. 


Con người biết nhiều về mặt trăng hơn là đại dương sâu thẳm, nơi có nhiều sinh vật đến nay vẫn chưa được phát hiện. Cùng Thamkhaodulich khám phá 8 sinh vật kỳ lạ đã được phát hiện ra nơi đáy biển như thuộc về hành tinh khác nhé, sẽ rất thú vị đấy. 








1. CÁ SÓI ĐẠI TÂY DƯƠNG



Với hàm răng sắc, nhọn cùng khuôn mặt dữ tợn, cá Sea Wolf được mệnh danh là "chó sói" ăn thịt man rợ nhất Đại Tây Dương. Cá Sea Wolf là nỗi khiếp sợ đối với những ai từng một lần chạm trán với nó. 
Cá chó sói dài khoảng 1,5m, nó có bộ răng trong rất dữ tợn, sắc, nhọn. Chúng sống trong phạm vi từ biển Scandinavian cho đến Cape Cod thuộc Bắc Đại Tây Dương và kéo xuống vịnh Mediterranean ở Địa Trung Hải dưới. 
Cá chó sói làm nhà ở các vách đá ven biển ở độ sâu dưới 500m. Bộ răng sác nhọn phù hợp với chế độ ăn gồm các động vật thân mềm, cua và nhím biển. 
Trước đây, đã ghi nhận nhiều trường hợp ngư dân bị cá chó sói tấn công. 


2. CÁ MẬP FRILLED 



Trông giống con cá chình hay một loài cá mối biển sâu hơn là cá mập. Loài cá mập hiếm này có thể được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhưng rất thường thấy ngoài khơi Nhật Bản. Loài này có được sự nổi tiếng của nó nhờ hình dáng kỳ lạ và thời kỳ thai nghén rất dài, tới 42 tháng (lâu nhất so với động vật có xương sống) 
Chúng cũng có tới 300 chiếc răng có chĩa khét tiếng, sẽ dính chặt những con mồi trơn tuộc. Và hơn thế nữa, miệng chúng có thể phồng to ra, làm chúng có thể nuốt con mồi to bằng nửa kích thước của chúng. 
Trong một quãng thời gian dài, các nhà khoa học nghĩ loài này di chuyển bằng cách vẫy mình vì vây chúng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, sau này người ta phát hiện ra chiếc gan nhiều dầu của nó giúp nó bơi được trong nước, giúp nó nổi và lảng vảng ở độ sâu từ 160 feet đến 660 feet. 
Mặc dù chưa ai phát hiện con cá mập này đang ăn, người ta tin rằng nó săn mời bằng cách phục kích. Khi miếng mồi tiến đến đủ gần, nó xếp hết các vây lại và phóng về phía trước như kiểu con rắn tấn công, và hai hàm mở to ra để đớp. 


3. CÁ MẬP GOBLIN 



Cá mập yêu tinh còn có tên là cá mập Goblin. Chúng là một loài cá mập sống ở biển sâu, có hình dáng xấu xí và nổi bật với chiếc mũi dài giống mỏ chim. 
Loài cá mập golbin trưởng thành thường có chiều dài trên 3m và cân nặng hơn 200kg. Phần đầu với cái mũi dài có nhiệm vụ phát hiện con mồi tại những nơi tối tăm nhờ bộ phận cảm ứng điện. 
Cá mập Goblin toàn thân có màu hồng cùng bộ hàm có khả năng co duỗi với nhiều răng sắc nhọn, thích hợp với việc nghiền thức ăn. Đây được coi là một trong những đặc điểm giúp phân biệt loài cá mập này với nhiều loài khác. 


4. CUA YETI 



Cua Yeti (cua có lông) có tên khoa học là Kiwa hirsuta, thuộc họ Kiwaidae, giống Kiwa. Đây là một loài giáp xác được phát hiện vào năm 2005 ở Nam Thái Bình Dương. 
Chúng thuộc nhóm giáp xác 10 chân (decapod), có chiều dài khoảng 15 cm, điểm đặc biệt của loài cua này là chúng có một lớp lông màu vàng (giống như lông thú) phủ kín hai càng và cả các chân của nó. Khi mới phát hiện, chúng cũng được đặt tên là tôm hùm Yeti (Yeti lobster). 
K. hirsuta được phát hiện tháng 3 năm 2005 bởi nhóm của Robert Vrijenhoek thuộc Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium tại Monterey, California và Michel Segonzac thuộc Ifremer cùng với nhóm các nhà khoa học thuộc dự án Khảo sát Số lượng Quần thể Sinh vật biển sử dụng tàu ngầm DSV Alvin, phát hiện này được công bố vào ngày 7 tháng 3 năm 2006. 
Chúng được tìm thấy dọc theo vùng Ridge Thái Bình Dương đến Nam cực, khoảng 1.500 km (930 dặm) về phía nam của đảo Phục Sinh (Easter Island) ở độ sâu 2.200 mét (7.200 ft), chúng sống trên miệng các núi lửa dưới biển. Dựa trên cả hai đặc điểm hình thái và dữ liệu phân tử của loài này, chúng được xếp vào một họ mới (Kiwaidae). Loài thứ hai, Kiwa PuraVida, được phát hiện vào năm 2006 và được mô tả vào năm 2011. 
Các sắc tố trên mắt của cua suy giảm mạnh, và chúng được cho là “mù”. Trên các lông này chứa các vi khuẩn dạng sợi, chính các vi khuẩn này giúp chúng phân giải các chất khoáng độc hại phun ra từ miệng núi lửa nơi chúng sống. Quá trình này được gọi là chemosynthesis. Chúng có thể ăn được cả các vi khuẩn, mặc dù chúng là loài động vật ăn thịt. 



5. CÁ ANGLERFISH ĐÁY BIỂN 



Cá quỷ anglerfish sống gần 1,5 km dưới biển sâu. Có ít nhất một tá loại cá này. Chiều dài của nó khoảng từ 3,5m đến 12m, và nó có thể lên đến 45kg trọng lượng. 
Cá anglerfish là động vật ăn thịt, vì vậy gặp nó ở nơi sâu thẳm dưới biển có thể là một trải nghiệm phi thường. Nếu bạn là một con cá nhỏ ở vùng biển sâu, chắc chắn bạn sẽ muốn tránh kẻ thù này. 


6. MỰC MA CÀ RỒNG 



Dù có cái tên ghê gớm, mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) chỉ là loài động vật 
thân mềm cỡ nhỏ - với chiều dài thân cực đại khoảng 30 cm - sống ở tầng nước sâu 550-1.100 m dưới đại dương. Chúng không hề nguy hiểm đối với người. 
Các nhà khoa học thường nhìn thấy chúng ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên hành tinh. Đây là loài động vật chân đầu duy nhất có quan hệ họ hàng với cả bạch tuộc và mực. Trên thực tế mực ma cà rồng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, nhưng khi đó các nhà khoa học xếp chúng vào họ bạch tuộc. 
Nếu gặp chúng lần đầu tiên, người ta dễ nhầm tưởng mực ma cà rồng thoát ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào đó, bởi cơ thể chúng có khả năng lộn ngược từ ngoài vào trong. Chúng có cặp vây ở phía trên cùng của cơ thể. Cặp vây này - trông khá giống đôi tai - là phương tiện giúp mực ma cà rồng di chuyển trong nước. Một màng da kết nối 8 chi của mực ma cà rồng. Giống như các loài mực khác, chúng cũng có thể tạo ra phản lực để di chuyển bằng cách phun nước qua một lỗ trên cơ thể. Mực ma cà rồng có thể bơi nhanh đến mức khó tin - khoảng 2 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. 
Dù kích thước cơ thể nhỏ song mực ma cà rồng có mắt rất lớn. Mắt chúng có đường kính trung bình 2,5 cm - tương đương với mắt của một con chó cỡ to. Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng mà mắt chúng có màu đỏ hoặc xanh dương. Màu sắc cơ thể chúng cũng thay đổi liên tục từ màu đen tới đỏ nhạt theo vị trí và điều kiện ánh sáng. 
Cơ thể mực ma cà rồng gần như được bao phủ bởi các cơ quan tạo ra ánh sáng có tên photophore. Mực có thể điều khiển các cơ quan này để tạo ra những chớp sáng trong khoảng thời gian từ vài phần trăm giây cho tới nhiều phút. Chúng cũng có thể thay đổi kích thước và cường độ của các photophore. 


7. CÁ LƯỠI RÌU



Mặc dù cá này sống rất sâu dưới đáy biển, các nhà khoa học vấn muốn tìm hiểu về loài cá nhỏ nhưng đáng sợ mà con người hầu như không biết về chúng. 
Tên của loài cá này bắt nguồn từ hình dạng bên ngoài. Phần dưới cằm của chúng giống như một lưỡi rìu. 
Tuy nhiên, kích thước của loài cá lưỡi rìu rất nhỏ, chỉ khoảng từ 2,5 cm tới 12,7 cm. 


8. CÁ MẬP MA



Cá mập ma (Chimaera) là loài cá mù rất hiếm gặp, có họ hàng với cá mập, cá đuối. Loài cá bí ẩn này có thể phát triển dài gần 2 mét. 
Chimaera sinh sống ở hầu hết tất cả các đại dương, ngoại trừ khu vực Nam Cực.Sở hữu hình dáng kỳ lạ, khác thường đầy bí ẩn với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt còn chứa nhiều tế bào giác quan, giúp cá mập ma có thể dễ dàng cảm nhận chuyển động trong nước và định vị chính xác vị trí con mồi nhờ cảm biến đặc biệt trên mũi. 
Sinh vật này thường bò sát dưới đáy biển và di chuyển bằng cách đập vây như vỗ cánh. Do đó, các nhà khoa học rất hiếm khi bắt gặp cá mập ma dù đã nghe danh về nó từ rất lâu. 
Chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương, ước chừng khoảng 380 – 2.600m dưới đáy biển. 
Ngoài ra, cá mập ma đực thậm chí còn sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán. Không giống với những họ hàng đáng sợ của mình, cá mập ma thường ăn sâu bọ, nhuyễn thể... 
Đối với các nhà nghiên cứu, cá mập ma vẫn còn là "quái vật" biển bí ẩn và rất hiếm gặp. 








Xem thêm>>

Xem thêm>>

Điện thoại:0335608898
Email: avocado.nhi98@yahoo.com.vn

Đóng liên hệ [x]
hotline0335608898
-->